Một cô gái mặc bộ trang phục denim-on-denim đi xuống con phố nhộn nhịp nơi cô ấy sống. Cô ấy đeo tai nghe với tiếng trống vang lên từ các bản nhạc rock dường như xoá tan đi sự hỗn loạn diễn ra xung quanh cô ấy. Từ đầu đến chân của cô, đầy sự mâu thuẫn. Chân cô mang đôi New Balance 993 màu xám, bước trên con phố cùng với mái tóc bím đầy sự nữ tính. Trông cô ấy có gì đặc biệt không? Tôi rất tiếc phải nói là không. Tuy nhiên, tôi không thể nào rời mắt khỏi cô ấy. Có lẽ vì đây không phải là những năm 90s (rất tiếc vì thế hệ GenZ chúng ta đã bỏ lỡ thời kì này) - thời điểm hoàng kim của Denim Jacket, hay những đôi giày vintage Adidas, New Balance. Mọi người thường nói, thời trang là một vòng lặp. Đúng như vậy. Những chiếc áo cổ lọ, sweater, sơmi flannel và kể cả những đôi khuyên tai tròn cũng dần trở lại. Bạn biết không, hình ảnh tôi vừa miêu tả ở trên đã được rút ngắn lại với cái tên - “White ‘90s Dad”. Nhưng tại sao thế hệ trẻ lại yêu thích phong cách normcore đến thế?
Hình ảnh: evalunda.blogspot.com
Câu trả lời liên quan đến cả tâm lý và sự lựa chọn phong cách. Normcore là sự kết hợp giữa “normal” và “hardcore”. Normcore được xuất hiện lần đầu trong cuốn tạp chí điện tử Templar AZ vào năm 2008 bởi nghệ sĩ Ryan Estrada. Sau đó, thuật ngữ được định nghĩa cụ thể bởi K-Hole, hãng thông tấn dự báo xu hướng ở New York. Normcore là một phong cách unisex thể hiện sự “bình thường” và “đơn giản” thông qua trang phục không cầu kỳ và màu sắc cơ bản. Ở trong tờ New York Times cũng đã định nghĩa rằng “normcore là một phong trào thời trang. Trong đó, những thanh niên thành thị đã cởi bỏ đi những khuôn mẫu ở thập kỉ trước như quần jeans bó, dây móc xích và ủng hộ cho kiểu trang phục phản thời trang”.
Hình ảnh: Sandro Fall 2018
Xu hướng thời trang thường được thúc đẩy bởi những người trẻ tuổi chọn những cách mới để thể hiện bản thân, và thường là tâm lý từ chối những gì đã có trước đó. Một số người hoài nghi cho rằng, sự trỗi dậy của xu hướng normcore là do nền kinh tế thị trường và xu hướng đó đã khiến lĩnh vực bán lẻ trở nên “ồn ào” hơn. Ngược lại, tôi có cái nhìn ít tiêu cực hơn đối với xu hướng normcore. Tôi nghĩ rằng normcore là một cách để các bạn trẻ sáng tạo, đi ra khỏi vùng an toàn của bố mẹ họ, và thể hiện bản thân độc lập và khẳng định quan điểm của mình.
Hình ảnh: Sandro Fall 2018
Phong cách normcore được định hình bằng những món đồ chủ chốt như:
White T-Shirt
Fleece Jacket
Stonewash Blue Jeans
Crewneck Sweat Shirt. / Hoodies
Minimally-Brand / Souvenir Cap
Comfort Sneakers
Hình ảnh: hels-looks.com
Hình ảnh: vougue.co.uk
Hình ảnh: sweartowear.tumblr.com
Hình ảnh: models.com
Hình ảnh: whowhatwear.com
Hình ảnh: menswearstyle.co.uk
Có lẽ những lí thuyết “ngồi bàn máy tính” của tôi không áp dụng cho tất cả các trường hợp. Có lẽ mọi người chỉ thích những bộ trang phục mà Elaine đã mặc trong “Seinfeld” (một bộ phim truyền hình sitcom ở Mỹ vào những năm 90). Nhưng, hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm một thuật ngữ thời trang. Không quên chúc bạn một ngày tốt lành!
Love,
dontbnormal
REFERENCES
Hughes, S. (2019, February 19). The Normcore resurgence of ’90s fashion. The Michigan Daily.
https://www.michigandaily.com/arts/the-normcore-resurgence-of-90s-fashion/
Vannet, D. (2021, April). From “Seifeld” to Steve Jobs: What Was Normcore & What Is It Now. Highsnobiety. https://www.highsnobiety.com/p/what-is-normcore/
Comments